CHOOSE là hàm giúp ta tìm kiếm 1 giá trị trong một chuỗi các giá trị. Nếu chỉ đứng một mình thì có vẻ hàm này không mấy hữu ích với chúng ta, nhưng khi kết hợp với những hàm khác thì nó mang lại những lợi ích không ngờ.
Cùng PST khám phá cách dùng hàm này nhé!
1. HÀM CHOOSE
Cú pháp: CHOOSE(index_num, value1, [value2], …)
Ý nghĩa: trả về một giá trị trong danh sách với một vị trí được chỉ định
Trong đó:
- Index_num: vị trí của dữ liệu cần trả về. Nó có thể là bất kỳ số nào từ 1 đến 254 hoặc có thể là một ô tham chiếu hay kết quả của một công thức nào đó nhưng đều phải là số nguyên. Nếu index_num à 1 thì giá trị trả về là value1, index_num là 2 thì giá trị trả về là value2
- Value1, value2 …: giá trị để trả về. giá trị value1 là bắt buộc còn các giá trị khác là tùy chọn. các giá trị để trả về có thể là văn bản, số, hoặc ô được tham chiếu…)
Chú ý: nếu index_num không phải là số nguyên thì giá trị trả về là lỗi #value!
Ví dụ: =CHOOSE(3,”hue”,”ha”,”phuong”,”lan”,”oanh”,”bich”) => kết quả trả về là giá trị thứ 3 của chuỗi giá trị (phuong)
2. DÙNG HÀM CHOOSE THAY VÌ HÀM IF LỒNG NHAU
Hàm IF lồng nhau là một trong những hàm khá phổ biến trong Excel giúp ta trả về các giá trị khác nhau dựa trên một điều kiện cụ thể. Nhưng thay vì viết những hàm IF lồng nhau dài loằng ngoằng thì việc lựa chọn hàm CHOOSE sẽ giúp bạn tiết kiệm không ít thời gian
Ví dụ: Trả về các giá trị khác nhau dựa trên một điều kiện cụ thể
Giả sử bạn có một cột điểm số của sinh viên và bạn muốn gắn nhãn điểm số dựa trên các điều kiện sau:
Cách 1: bạn có thể sử dụng hàm IF lồng vào nhau:
=IF(B2>=151, “Excellent”, IF(B2>=101, “Good”, IF(B2>=51, “Satisfactory”, “Poor”)))
Cách 2: Sử dụng hàm CHOOSE
=CHOOSE((B2>0) + (B2>=51) + (B2>=101) + (B2>=151), “Poor”, “Satisfactory”, “Good”, “Excellent”)
Giải thích công thức:
Trong index_num, bạn nhập vào từng điều kiện như trên. Mỗi điều kiện nếu đúng sẽ trả về giá trị TRUE còn sai sẽ trả về giá trị FALSE. Dó đó, trong ô B2 kết quả sẽ là =CHOOSE(TRUE + TRUE + TRUE + FALSE, “Poor”, “Satisfactory”, “Good”, “Excellent”)
Mặt khác, trong Excel TRUE tương đương với giá trị 1 và FALSE tương đương với giá trị 0. Khi đó, công thức của chúng ta sẽ thành =CHOOSE(1 + 1 + 1 + 0, “Poor”, “Satisfactory”, “Good”, “Excellent”)
=> =CHOOSE(3, “Poor”, “Satisfactory”, “Good”, “Excellent”)
=> Kết quả là giá trị thứ 3 trong danh sách là “Good”
Chú ý: bạn nên biến đổi công thức linh hoạt hơn thay vì gõ ra các giá trị trả về mà nên dùng cách tham chiếu ô hoặc có thể là một công thức tính toán nào đó.
Nguồn: Ablebits, dịch và biên tập bởi PST
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết =D Mời bạn tham khảo các kênh thông tin khác của PST để cùng chia sẻ những kiến thức bổ ích nhé!
Facebook: https://www.facebook.com/luyenthimos.ic3/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCEfBPZ83cjAYLeCrco_gJNg
Group Cộng đồng học MOS và IC3: https://www.facebook.com/groups/tinhocpst.edu.vn/